Quy định về đóng gói và dán nhãn sản phẩm xuất khẩu?

Quy định về đóng gói và dán nhãn sản phẩm xuất khẩu?

Mỗi quốc gia đều có những quy định riêng về đóng gói và dán nhãn hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu. Vậy nên để tránh tình trạng hàng bị trả về, không được thông quan, các nhà sản xuất, kinh doanh cần phải tìm hiểu rõ các quy định về dán nhãn và đóng gói sản phẩm của nước nhập khẩu.

Lợi ích của việc tuân thủ quy định đóng gói và dán nhãn sản phẩm xuất khẩu

Tất cả các lô hàng khi xuất khẩu đều sẽ phải thông qua hải quan để kiểm tra kiểm dịch thực vật. Việc không tuân thủ các quy định về đóng gói và dán nhãn của nước nhập khẩu có thể làm chậm trễ và đòi hỏi sự can thiệp từ các cơ quan chức năng

Mỗi quốc gia sẽ có những quy định riêng về đóng gói và dán nhãn, vài nơi như Nhật Bản, Mỹ, Australia còn có những quy định nghiêm ngặt hơn. Khi bạn xuất khẩu hàng hóa, nếu bạn không tuân thủ, lô hàng của bạn có thể bị giữ lại hoặc tiêu hủy, gây thiệt hại khá lớn cho bạn.

Quy định về đóng gói và dán nhãn sản phẩm xuất khẩu?

Việc tuân thủ các quy định về đóng gói sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh sản phẩm, tránh thất thoát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Việc tuân thủ các quy cách về dán nhãn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình kiểm tra thực phẩm và hệ thống chứng nhận. Theo đó quá trình nhập cảnh diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra còn mang đến sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm, góp phần bảo vệ người tiêu dùng tránh được những sản phẩm kém chất lượng.

Quy định về đóng gói sản phẩm xuất khẩu

Tiêu chuẩn đóng gói sản phẩm xuất khẩu phải dựa trên đặc điểm, những tác động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển. Quy cách đóng gói sản phẩm phải đảm bảo không bị tổn thất, hư hại và là căn cứ truy cứu trách nhiệm của các bên liên quan khi có sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển.

Quy định về đóng gói và dán nhãn sản phẩm xuất khẩu?

Sản phẩm đóng gói xuất khẩu phải tuân thủ các quy định:

  • Sản phẩm đóng gói bằng những bao bì có kích thước, chất liệu phù hợp. Bao bì đóng gói sản phẩm phải dựa vào đặc điểm của sản phẩm, đặc biệt với những sản phẩm có nguy cơ cao cần được bảo quản tốt hơn. Bao bì mà bạn chọn cho hàng hóa thực phẩm đảm bảo an toàn và hợp vệ sinh.
  • Cách thức đóng gói phụ thuộc vào chủng loại hàng hóa, cách thức vận chuyển (thời gian và phương tiện vận tải) và những mối nguy hiểm có thể gặp phải trong quá trình vận chuyển.
  • Sản phẩm hàng hóa phải được đóng gói cẩn thận, chèn bằng xốp bóng khí nhằm tăng khả năng chịu lực, tránh va đập, xê dịch; đồng thời niêm phong thùng hàng chắc chắn bởi giấy niêm phong, băng dính, màng PE, …
  • Đối với sản phẩm dễ vỡ, dễ bị ẩm ướt, hàng hóa là chất lỏng, chai thủy tinh, gốm sứ … cần được dán cảnh báo ngoài thùng hàng.

Quy định về đóng gói và dán nhãn sản phẩm xuất khẩu?

Xem thêm: Thế nào là một quy trình đóng gói gạo xuất khẩu?

Quy định về dán nhãn sản phẩm xuất khẩu

Nhãn dán trên bao bì sản phẩm phải thể hiện các thông tin sau:

  • Tên của sản phẩm
  • Thành phần và phụ gia (nếu có)
  • Khối lượng tịnh
  • Thông tin nhà sản xuất,nhà phân phối, nhập khẩu
  • Nguồn gốc xuất xứ
  • Sự nhận dạng
  • Chứng nhận chất lượng (nếu có)
  • Ngày sản xuất, hạn dùng
  • Hướng dẫn bảo quản & sử dụng

Theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP, việc ghi nhãn hàng hóa phải bảo đảm tính trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.

Quy định về đóng gói và dán nhãn sản phẩm xuất khẩu?

Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các thiết bị đóng gói và dán nhãn công nghiệp vào trong quy trình sản xuất. Những thiết bị này có nhiều ưu điểm, đảm bảo thành phẩm đóng gói đạt tiêu chuẩn chất lượng, thẩm mỹ, an toàn. Bạn có thể thảo khảo các loại máy đóng gói và dán nhãn tại Trường Phát theo địa chỉ:

Công ty Chế Tạo Máy Trường Phát

0933.623.150